Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Tâm tình tạ ơn

Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. Đức Giê-su mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.
Suy niệm: 
A- Phân tích (Hạt giống...)
1. Thái độ của 10 người cùi trong đoạn Phúc Âm này: biết phận mình nên khi thấy Chúa Giêsu thì “dừng lại đàng xa” và kêu xin.
2. Khi của Chúa Giêsu bảo họ “Hãy đi trình diện với các tư tế”, Chúa Giêsu vừa thử đức tin của họ vừa mời họ tin tuyệt đối vào Ngài:
- Thử thách đức tin: vì Ngài không chữa bệnh ngay
- Mời gọi đức tin: nếu họ đi là chứng tỏ họ tin Ngài chữa họ.
3. 9 người cùi Do Thái không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường. Một người cùi xứ Samari trở lại tạ ơn vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được ơn, thế mà lại được.
B- Suy gẫm (... nẩy mầm)
1. Cám ơn là gì? Điểm đáng chú ý là Thánh Luca không ghi lại lời cám ơn của Người Samari cho nên chúng ta không biết anh ta đã nói gì. Nhưng Thánh Luca ghi khá tỉ mỉ thái độ của anh ta: anh “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại, lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn Ngài”. Thực ra nói cám ơn Chúa thì chúng ta đã nói nhiều. Nhưng lòng biết ơn thực còn xuất phát từ sự nhận thấy tình thương Chúa, thức đẩy ta quay trở lại với Chúa, thôi thúc ta tôn vinh Chúa và sấp mình thờ lạy Chúa nữa.
2. Hai tiếng “cám ơn” giúp ích rất nhiều chẳng những cho ta mà còn cho người được nghe nó nữa:
- Khi ta cám ơn ai, người đó sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sẵn sàng giúp ta nữa.
- Nghe ta nói cám ơn, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn.
Hai tiếng “cám ơn” khi được thốt ra bởi những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn học trò, chủ cám ơn tớ...
Nhưng tại sao người ta thường cám ơn “người dưng” hơn là cám ơn “người nhà”? (Frank Mihalic)
3. Ta quen nghĩ đến mình và quên nghĩ tới người, nhất là trong những lúc quá mừng, quá lo (những ngày đại tiệc, dễ quên cám ơn những người phục vụ bếp núc đã vất vả cho buổi lễ của ta).
4. Người Á Đông chúng ta có thói quen trọng sự biết ơn: Biết ơn ông bà tổ tiên, Đạo ông bà… Nhưng cũng nên đề phòng thái độ biết ơn chỉ ngừng lại ở phạm vi công bằng, biết điều, ‘ơn đền; oán trả’, và đi đến chỗ phải mau lo đền ơn để rũ nợ cho sớm.
5. Một cậu bé ngồi hàng ghế đầu trên xe buýt. Thấy một cụ già lên xe, cậu nhường ghế cho cụ. Ông cụ ung dung ngồi xuống, không nói tiếng nào. Cậu bé hỏi:
- Thưa ông, ông vừa nói gì thế?
- Tôi có nói gì đâu.
- Vậy mà cháu tưởng ông nói “cám ơn” chứ. (Quote)
6. Các tâm tình tạ ơn gương mẫu: - Magnificat - Benedictus - Nunc dimmittis - Thánh Lễ (Eucharistie).
7. “Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa” (Lc 17,15)
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con nhiều điều. Nhưng xin ban cho chúng con một điều nữa là cho chúng con luôn biết nhận ra những ân huệ Chúa mà không ngừng cảm tạ tri ân. (Hosanna)
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã cứu chữa những người cùi, Chúa đã phục vụ mà không phân biệt ranh giới. Xin cho con biết phục vụ tha nhân mà không phân biệt người ấy là ai, giàu sang hay nghèo khó, thấp hèn hay quyền thế.
Ước chi đời con là lời tạ ơn dâng lên Chúa. Trong mọi hoàn cảnh, con luôn tín thác vào Chúa, vì Chúa đã phán cùng con: “Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi” (Lc 17,19). Dù an bình hay hoạn nạn, con vẫn một lòng thờ lạy, chúc tụng, cảm tạ và yêu mến Chúa, như thánh Gióp khi xưa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi: Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!” (Gióp 1, 21).
Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa vì nhờ phúc lành và bảo chứng của Chúa, con hiểu rằng Chúa luôn ở cùng con, Chúa luôn chăm sóc gắn bó con. Cảm tạ Chúa vì Chúa đã chọn gọi con, cho con được ở trong nhà Chúa. Xin cho con ý thức về Giáo Hội thánh khiết của Chúa hơn, luôn gắn bó với Giáo Hội hơn, để khi chỉ có một mình, con cũng cảm thấy được an ủi, cũng như khi sống trong cộng đoàn, con vẫn cảm thấy được vui sướng. Xin cho con có sức mạnh chống lại mọi chước cám dỗ, hầu có thể thực thi những công việc chính trực và nhân ái.

3 nhận xét:

  1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã cứu chữa những người cùi, Chúa đã phục vụ mà không phân biệt ranh giới. Xin cho con biết phục vụ tha nhân mà không phân biệt người ấy là ai, giàu sang hay nghèo khó, thấp hèn hay quyền thế.

    Trả lờiXóa
  2. Ước chi đời con là lời tạ ơn dâng lên Chúa. Trong mọi hoàn cảnh, con luôn tín thác vào Chúa, vì Chúa đã phán cùng con: “Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi” (Lc 17,19). Dù an bình hay hoạn nạn, con vẫn một lòng thờ lạy, chúc tụng, cảm tạ và yêu mến Chúa, như thánh Gióp khi xưa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi: Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!” (Gióp 1, 21).

    Trả lờiXóa
  3. Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa vì nhờ phúc lành và bảo chứng của Chúa, con hiểu rằng Chúa luôn ở cùng con, Chúa luôn chăm sóc gắn bó con. Cảm tạ Chúa vì Chúa đã chọn gọi con, cho con được ở trong nhà Chúa. Xin cho con ý thức về Giáo Hội thánh khiết của Chúa hơn, luôn gắn bó với Giáo Hội hơn, để khi chỉ có một mình, con cũng cảm thấy được an ủi, cũng như khi sống trong cộng đoàn, con vẫn cảm thấy được vui sướng. Xin cho con có sức mạnh chống lại mọi chước cám dỗ, hầu có thể thực thi những công việc chính trực và nhân ái.

    Trả lờiXóa